7 tiêu chí đánh giá nhà cung cấp bạn cần biết

Việc chọn nguồn hàng chất lượng ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tìm được các nhà cung cấp uy tín, nguồn hàng tốt không phải là chuyện dễ dàng và là bài toán khó trong các chuyến hàng nhập khẩu.

Hãy cùng ANCVN điểm 7 tiêu chí để lựa chọn được nhà cung cấp uy tín nhé!

1. Sự uy tín của nhà cung cấp

Khi đánh giá nhà cung cấp, uy tín của nhà cung cấp đó là yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố quyết định tới việc có lựa chọn hợp tác với nhà cung cấp hay không. Để xét xem nhà cung cấp đó có đủ uy tín hay không, nhà quản lý cần lưu ý một số khía cạnh sau:

  • Thông tin rõ ràng: Nhà cung cấp đó có thực sự tồn tại không; địa chỉ, phương thức liên lạc, giấy phép kinh doanh có hay không?
  • Sự minh bạch trong hợp tác: Nhà cung cấp đó có đảm bảo nguồn cung cấp nguyên vật liệu, duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài với các đối tác không?
  • Xem xét các vấn đề về pháp lý: Xem các thủ tục pháp lý liên quan đến các hợp đồng quá khứ, hiện tại của nhà cung cấp; việc tuân thủ pháp luật của nhà cung cấp có đảm bảo không?

Trên thế giới, nhiều tập đoàn với chuỗi cung ứng lớn gồm rất nhiều nhà cung cấp như Intel, Walmart… đã yêu cầu các nhà cung cấp của minh có số D-U-N-S để đảm bảo sự xác thực của nhà cung cấp như một điều kiện cơ bản.

Uy tín là điều kiện tiên quyết cho quyết định hợp tác lâu dài

2. Chất lượng của sản phẩm/dịch vụ cung cấp

Doanh nghiệp bạn cần đến sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp để có thể kinh doanh tốt. Chính vì thế mà nhà cung cấp phải đảm bảo chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ cung cấp đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp bạn.

Các yếu tố để đánh giá chất lượng sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp có thể kể đến:

  • Hiệu suất: Chức năng cơ bản của sản phẩm, dịch vụ như thế nào?
  • Tính năng: Tính năng nâng cao và cải tiến sản phẩm/dịch vụ có phù hợp với thứ doanh nghiệp bạn cần?
  • Độ tin cậy: Xác suất các sản phẩm/dịch vụ bị “hỏng” có cao không? Doanh nghiệp bạn có chấp nhận được điều đó không?
  • Độ bền: Tuổi thọ của sản phẩm hay sự lâu dài của dịch vụ cung cấp có đủ đáp ứng doanh nghiệp bạn?
  • Sự phù hợp: Sản phẩm/dịch vụ có đáp ứng được mô tả kỹ thuật cân thiết của doanh nghiệp bạn?
  • Khả năng phục vụ: Việc vận hành và bảo hành sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp có tốt không?
  • Tính thẩm mỹ: Hình thức, cảm giác, âm thanh… mà sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp có đạt yêu cầu không?
  • Chất lượng cảm nhận: Hình ảnh sản phẩm/dịch vụ dưới cái nhìn của khách hàng của doanh nghiệp bạn hay các đối tác khác của nhà cung cấp đó ổn chứ?

Chất lượng sản phẩm/dịch vụ là tiêu chí quan trọng khi đánh giá nhà cung cấp

3. Hiệu suất cung cấp sản phẩm/dịch vụ

Trong các tiêu chí đánh giá nhà cung cấp thì không thể thiếu được hiệu suất cung cấp sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp đó với doanh nghiệp.

Việc đảm bảo hiệu suất cung cấp sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp quyết định đến kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp nghiệp. Vì vậy, nhà cung cấp cần phải đảm bảo và có độ uy tín trong thời gian và số lượng sản phẩm/dịch vụ cung cấp.

Các yếu tố đánh giá hiệu suất cung cấp sản phẩm dịch vụ của nhà cung ứng: 

  • Thời gian thực hiện đơn hàng: Thời gian từ lúc bắt đầu thực hiện đơn hàng đến khi nhà cung cấp giao hàng cho doanh nghiệp bạn.
  • Độ tin cậy của giao hàng: Đảm bảo thời gian giao hàng theo thỏa thuận. 
  • Giao hàng chắc chắn: Đúng loại hàng hóa, đúng chất lượng, số lượng theo hợp đồng.  
  • Thông tin: Thông tin được trao đổi xuyên suốt giữa nhà cung cấp và doanh nghiệp bạn.
  • Thích ứng: Khả năng thích ứng của nhà cung cấp với yêu cầu của doanh nghiệp bạn. 
  • Tính linh hoạt: Khả năng thích ứng của nhà cung cấp trong việc cung cấp sản phẩm/dịch vụ khi các điều kiện liên quan thay đổi.
  • Mức độ dịch vụ: Xác suất để sản phẩm/dịch vụ hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp bạn. 

Hiệu suất cung cấp sản phẩm dịch vụ là một trong số các tiêu chí đánh giá lựa chọn nhà cung cấp

4. Giá cả sản phẩm/dịch vụ và phương thức thanh toán

Giá cả sản phẩm/dịch vụ và phương thức thanh toán là tiêu chí không thể thiếu trong bảng tiêu chí đánh giá nhà cung cấp. Tiêu chí này ảnh hưởng đến khả năng mua và lợi nhuận của doanh nghiệp bạn.

Hai nhà cung cấp với chất lượng và hiệu suất sản phẩm dịch vụ tương đương nhau thì nhà cung cấp nào có giá rẻ hơn sẽ mang đến nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp.

Các yếu tố đánh giá giá cả sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp có thể kể đến: 

  • Sự cạnh tranh: Giá phải trả phải tương đương với giá của các nhà cung cấp cung cấp sản phẩm và dịch vụ tương tự. Doanh nghiệp nên có báo giá của nhiều nhà cung cấp để so sánh, đánh giá tốt hơn.
  • Sự ổn định: Giá cả nên ổn định một cách hợp lý theo thời gian. 
  • Sự chính xác: Giá trên đơn đặt hàng và trên hóa đơn chỉ nên có chênh lệch nhỏ. 
  • Việc thay đổi giá: Nhà cung cấp cần thông báo trước đầy đủ khi có thay đổi giá. 
  • Độ nhạy cảm về chi phí: Nhà cung cấp phải hiểu được rằng nhu cầu của doanh nghiệp là giảm chi phí, vì vậy họ cũng nên chủ động đề xuất phương án để tiết kiệm chi phí.
  • Minh bạch trong thanh toán: Khoảng thời gian trung bình để nhận được ghi chú tín dụng phải hợp lý. Chi phí ước tính không được thay đổi đáng kể so với hóa đơn cuối cùng. Hóa đơn của nhà cung cấp cần kịp thời và dễ đọc và dễ hiểu.

Bên cạnh giá cả thì phương thức thanh toán của nhà cung cấp cũng là tiêu chí mà doanh nghiệp cần quan tâm. Nhà cung cấp có cho doanh nghiệp thanh toán nhiều lần hay chỉ 1 lần duy nhất?

Phương thức thanh toán linh hoạt nhiều lần đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp và cung đảm bảo nguồn tiền về cho nhà cung cấp đủ cho hoạt động sản xuất của họ.

Giá cả và phương thức thanh toán ảnh hưởng đến khả năng mua và lợi nhuận của doanh nghiệp bạn

5. Dịch vụ khách hàng của nhà cung cấp

Dịch vụ mà nhà cung cấp dành cho doanh nghiệp bạn giúp hỗ trợ cho việc cung cấp sản phẩm/dịch vụ tốt nhất. Đặc biệt trong những trường hợp gặp vấn đề phát sinh như lỗi sản phẩm, không đảm bảo chất lượng, thiếu đơn… Do đó, đây là tiêu chí không thể bỏ qua trong việc đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp.

Khi đánh giá nhà cung cấp, doanh nghiệp cần thu thập ý kiến ​​về chất lượng hỗ trợ, thái độ của nhà cung cấp và thời gian đáp ứng các yêu cầu hỗ trợ, trình độ của nhân viên hỗ trợ…

Các yếu tố đánh giá dịch vụ khách hàng bao gồm: 

  • Trước giao dịch: 
    • Dịch vụ khách hàng bằng văn bản, chính sách.
    • Khả năng tiếp cận.
    • Cơ cấu tổ chức.
    • Tính linh hoạt của hệ thống.
  • Trong giao dịch: 
    • Thời gian chu kỳ đặt hàng.
    • Tính sẵn có của hàng tồn kho.
    • Tỷ lệ lấp đầy đơn hàng.
    • Thông tin trạng thái đơn hàng.
  • Sau giao dịch:
    • Sự sẵn có của phụ tùng.
    • Thời gian gọi ra.
    • Bảo hành sản phẩm.
    • Khiếu nại của khách hàng.

Dịch vụ chăm sóc của nhà cung cấp với doanh nghiệp bạn là tiêu chí quan trọng mà các nhà quản lý nên lưu tâm

6. Tính lâu dài và bền vững của nhà cung cấp

Để tạo thành lợi thế cạnh tranh lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp mình thì nhà quản lý cũng cần quan tâm đến tính lâu dài và bền vững của các nhà cung cấp.

Mối quan hệ lâu dài với nhà cung cấp tốt giúp quá trình vận hành của doanh nghiệp bạn đi vào ổn định, giảm thiểu những chi phí tìm kiếm nhà cung cấp mới cũng như những rủi ro tiềm tàng khi không hiểu về cách làm việc, chất lượng sản phẩm của một nhà cung cấp khác. 

Khi đã có mối quan hệ hợp tác lâu dài, bạn hoàn toàn có thể thỏa thuận những chiết khấu ưu đãi cho những đơn hàng tiếp theo, đem lại hiệu quả chi phí cho cho doanh nghiệp mình.

Mối quan hệ lâu dài với nhà cung cấp mang đến lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Tính bền vững là một yếu tố thiết yếu của một doanh nghiệp thành công vì cả lý do tài chính và đạo đức. Khi đánh giá nhà cung cấp, nhà quản lý nên quan tâm đến các yếu tố đảm bảo sự bền vững của nhà cung cấp đó. Nhà cung cấp bền vững sẽ hạn chế các rủi ro trong chuỗi cung ứng

Các yếu tố đánh giá tính bền vững của nhà cung cấp có thể kể đến:

  • Yếu tố bền vững về môi trường: Cần lưu ý đến các quyết sách và việc làm của nhà cung cấp liên quan đến chiến lược quản lý chất thải, việc giảm thiểu chất thải, hiệu quả năng lượng, quy trình xử lý các nguyên liệu độc hại…
  • Yếu tố công nghệ trong thời đại mới: Các yếu tố về công nghệ, máy móc cũng như khả năng tự đổi mới hoàn thiện cũng là một nhân tố quan trọng tạo nên sự bền vững cho nhà cung ứng. Trước cuộc chạy đua công nghệ trong thời đại 4.0, tối ưu hóa công nghệ sẽ đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp bạn, đảm bảo doanh nghiệp phát triển một cách bền vững khi thị trường có biến động. 

Nhà cung cấp phát triển bền vững giúp hạn chế rủi ro chuỗi cung ứng của doanh nghiệp bạn

7. Rủi ro tài chính của nhà cung cấp

Một tiêu chí đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp nữa cần phải kể đến là rủi ro tài chính của nhà cung cấp. Sự ổn định về mặt tài chính của nhà cung cấp sẽ xác định liệu nhà cung cấp có tiếp tục là đối tác đáng tin cậy hay không và việc cung cấp đó sẽ không bị gián đoạn do những hậu quả từ rủi ro tài chính gây ra.

Rủi ro tài chính làm nhà cung cấp không đủ khả năng cung ứng hàng hóa

Như vậy, bài viết trên đây đã tóm tắt 7 tiêu chí đánh giá nhà cung cấp cần thiết với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tiến hành đánh giá theo 7 tiêu chí ở trên, doanh nghiệp cần có cơ sở các thông tin chính xác, minh bạch và đầy đủ của nhà cung cấp. 

Hãy để ancvn.com giúp bạn xử lý vấn đề đau đầu phải tìm kiếm nhà cung cấp, chúng tôi có:

– Đội ngũ đàm phán chuyên sâu với nhiều kinh nghiệm thông thạo sử dụng ngôn ngữ tiếng Trung và tiếng Anh.

– Bảo mật thông tin của khách hàng.

– Hỗ trợ khách hàng giải quyết các khiếu nại nếu có vấn đề với nhà cung cấp.

– Giảm thiểu tối đa rủi ro, sai sót phát sinh của đơn hàng.

 Liên hệ ngay với chúng tôi để được tìm hiểu chi tiết và hỗ trợ tư vấn về dịch vụ ngay hôm nay!

—————————-

Hotline & Zalo: 0986.250.896, 096.543.7277

Website: ancvn.com

Trụ sở: 45 Đoàn Thị Điểm, P. Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phone

0986.250.896

0986.250.896
Zalo

Zalo

Zalo
Messenger

Messenger

Messenger